Văn bản nội bộ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

 
 Tên nghề:Điều hành chạy tàu hoả

Mã nghề:50840403

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh:Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 40

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

Chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Điều hành chạy tàu hoả, nhằm đào tạo nguồn nhân lực Điều hành chạy tàu trình độ cao đẳng đáp ứng nhu cầu của ngành Đường sắt và xã hội. Người tốt nghiệp khóa đào tạo Cao đẳng nghề có khả năng làm việc trong các tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt hoặc doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu như: Gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe, Trưởng dồn, Trực ban chạy tàu ga, Trưởng tàu, điều độ chạy tàu ga, điều độ chạy tàu tuyến và có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn. Người tốt nghiệp khóa học có khả năng sau:

– Kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức về Đầu máy, toa xe, Cầu đường, Thông tin, tín hiệu và các quy định của pháp luật về đường sắt như: Luật đường sắt, Các Nghị định liên quan, Quy phạm kỹ thuật khai thác Đường sắt, Quy trình tín hiệu đường sắt, Quy trình chạy tàu và công tác dồn trên đường sắt; Kiến thức chuyên môn về Tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách, tổ chức xếp dỡ, Quy định vận tải hàng hoá trên đường sắt quốc gia và liên vận quốc tế, Kế toán thống kế ga, tàu và thanh toán trong Liên vận quốc tế và các công lệnh, chỉ thị, biệt lệ…, Vận dụng kiến thức về vận trù học, kinh tế học và khoa học quản lý để xây dựng và tổ chức thực hiện phương án điều hành chạy tàu và sản xuất ở ga hoặc khu đoạn hoặc tuyến đường và chỉ huy đoàn tàu chạy trên khu đoạn hoặc tuyến đường được an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả.

+ Trình bày được kiến thức về vẽ kỹ thuật, cơ kỹ thuật, điện kỹ thuật để tính toán, lựa chọn các phương án xếp và gia cố hàng hoá trên toa xe và hướng dẫn việc xếp dỡ hàng hoá trên toa xe đảm bảo an toàn hàng hoá và người trong quá trình vận chuyển, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị máy móc xếp dỡ, phương tiện vận tải và sử dụng hợp lý lao động.

+ Trình bày được kiến thức về Ngoại ngữ, Marketing vào trong giao tiếp và ứng xử với hành khách, người thuê vận tải, người nhận hàng và giao tiếp xã hội văn minh lịch sự.

– Kỹ năng:

+ Quản lý và tổ chức được công tác điều hành chạy tàu ở ga, khu đoạn hoặc tuyến:Lập và triển khai, tổ chức thực hiện được kế hoạch ban, kế hoạch giai đoạn của ga vềđón, gửi tàu, giải thể, lập tàu, cắt, nối toa xe, đưa lấy xe xếp dỡ và chỉ huy các đoàn tàu chạy theo đúng biểu đồ chạy tàu.

+ Quản lý được đoàn tàu từ khi nhận tàu đến khi giao tàu đúng quy trình tác nghiệp, đảm bảo thời gian và chất lượng quy định.

+ Quản lý được nhân lực trong ban sản xuất, và trên đoàn tàu.

+ Phát hiện và giải quyết được tình huống nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ chức trách của chức danh đảm nhiệm.

1.2. Chính trị, đạo đức, thể chất, quốc phòng:

– Chính trị, đạo đức:

+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng ngành Đường sắt và phát triển đất nước, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.

+ Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp.

– Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện sinh viên đạt tiêu chuẩn về rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và đạt sức khoẻ theo tiêu chuẩn của nghề nghiệp quy định.

+ Giáo dục sinh viên có kiến thức cơ bản về quốc phòng toàn dân theo quy định chung của Bộ Lao động thương binh và Xã hội ở trình độ cao đẳng nghề.

2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC:

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học:

TT

Nội dung hoạt động

Thời gian (tuần)

Ghi chú

I

Thời gian học tập

 

 

1

Thời gian thực học

 

 

1.1

Các môn chung

 15,0

 

1.2

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

107,0

 

2

Thời gian ôn và thi

 

 

2.1

Ôn và kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

 6,0

 

2.2

Ôn và thi tốt nghiệp

 4,0

 

II

Thời gian cho các hoạt động chung

 

 

1

Khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học

 1,0

 

2

Nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết

20,0

 

3

Lao động, dự phòng

 3,0

 

Tổng cộng

        156,0  

2.2. Phân bổ thời gian thực học:

– Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 h

– Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3660 h

+ Thời gian học lý thuyết: 1293 h;

+Thời gian học thực hành: 2367h.

3. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN; THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN, ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC, MÔ ĐUN:

3.1. Danh mục các môn học, mô đun:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

 Tổng số

Trong đó

Giờ

LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

450

268

182

MH 01

Chính trị

1

I

90

78

12

MH 02

Pháp luật

1

II

30

28

2

MH 03

Giáo dục thể chất

1

I

60

6

54

MH 04

Giáo dục quốc phòng

1

I

75

30

45

MH 05

Tin học

1

I

75

14

61

MH 06

Ngoại ngữ

1

II

120

112

8

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

3660

1293

2367

II.1

Các môn hoc, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

255

179

76

MH 07

Cơ kỹ thuật

1

I

45

30

15

MH 08

Vẽ kỹ thuật

1

I

45

30

15

MH 09

An toàn lao động

1

I

30

26

4

MH 10

Đư­­ờng sắt thư­ờng thức

1

I

45

35

10

MH 11

Điện kỹ thuật

1

II

45

30

15

MH 12

Vận trù

1

II

45

28

17

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

3405

1114

2291

MH 13

Sức kéo đoàn tàu

1

II

45

30

15

MH 14

Pháp luật về đư­ờng sắt(phần 1)

1

I

120

90

30

MH 15

Tổ chức chạy tàu (phần 1)

1

I

135

86

49

MĐ 16

Giải quyết tai nạn giao thông đường sắt

2

I

50

30

20

MĐ 17

Nghiệp vụ Gác ghi

1

II

190

30

160

MĐ 18

Nghiệp vụ Ghép nối đầu máy toa xe

1

II

190

30

160

MH 19

Tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách

2

I

105

85

20

MH 20

Quy định vận tải hàng hoá trên đường sắt

2

I

60

37

23

MH 21

Quy định vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt

2

I

45

24

21

MH 22

Tổ chức xếp dỡ hàng hoá

2

I

45

30

15

MĐ 23

Vệ sinh,Y tế cộng đồng

2

I

20

8

12

MH 24

Marketing trong ngành vận tải đư­ờng sắt

2

I

45

30

15

MĐ 25

Kế toán, thống kê ga, tàu

2

I

70

30

40

MH 26

Vận tải hàng hoá, hành khách Liên vận quốc tế và thanh toán trong Liên vận quốc tế

2

I

75

60

15

MH 27

Ngoại ngữ chuyên ngành

2

I

90

30

60

MH 28

Tin học ứng dụng trong vận tải đường sắt

2

I

45

15

30

MĐ 29

Nghiệp vụ Tr­ưởng dồn

2

II

190

30

160

MĐ 30

Nghiệp vụ Trực ban chạy tàu ga (phần 1)

2

II

245

57

188

MĐ 31

Nghiệp vụ Trực ban chạy tàu ga (phần 2)

2

II

75

19

56

MĐ 32

Nghiệp vụ Trực ban chạy tàu ga (phần 3)

2

II

170

14

156

MĐ 33

Nghiệp vụ Trư­ởng tàu

2

II

230

30

200

MĐ 34

Nghiệp vụ Trưởng tàu khách

2

II

270

30

240

MH 35

Pháp luật về đư­ờng sắt(phần 2)

3

I

45

30

15

MH 36

Tổ chức chạy tàu (phần 2)

3

I

45

29

16

MH 37

Thiết kế ga đường sắt

3

I

75

60

15

MH 38

Quản trị doanh nghiệp vận tải đường sắt

3

II

60

45

15

MH 39

Kinh tế vận tải đư­ờng sắt

3

II

90

65

25

MĐ 40

Nghiệp vụ Điều độ ga

3

II

230

30

200

MĐ 41

Nghiệp vụ nhân viên điều độ chạy tàu tuyến (phần 1)

3

II

180

20

160

MĐ 42

Nghiệp vụ nhân viên điều độ chạy tàu tuyến (phần 2)

3

II

170

10

160

 

Tổng cộng

 

 

4110

1561

2549

 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

4.1. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề:

– Khi xây dựng các chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc cần căn cứ vào lượng thời gian phân bố cho từng bài, từng mục để lựa chọn nội dung cho phù hợp.

– Cần chú ý đến các thiết bị hiện đại sử dụng trong tương lai để khi xây dựng chương trình chi tiết.

4.2. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo và thi tốt nghiệp:

4.2.1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:

– Hình thức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: Tự luận, trắc nghiệm, thực hành. Thời gian kiểm tra kết thúc môn học, mô đun được bố trí sau khi kết thúc môn học, mô đun và không nằm trong thời gian của môn học, mô đun.

– Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: không quá 120 phút

+ Thực hành: không quá 8 giờ

  4.2.2. Thi tốt nghiệp:

STT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị Tự luận hoặc trắc nghiệm Không quá 120 phút

2

Kiến thức kỹ năng nghề:    
  – Thi lý thuyết nghề Tự luận hoặc trắc nghiệm Không quá 180 phút
  – Thi thực hành nghề Thao tác thực hành thực tế Không quá 24 giờ

 4.3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung các hoạt động ngoại khoá (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện:

– Mỗi khoá đào tạo có 40 giờ tổ chức sinh hoạt công dân học sinh sinh viên không nằm trong thời gian học tập của chương trình này. Nội dung và thời gian thực hiện theo kế hoạch chung của trường.

– Hàng tuần học sinh có nghĩa vụ thực hiện từ 15 phút đến 30 phút tập trung chào cờ và sinh hoạt đầu tuần vào sáng thứ 2.

– Các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục chính trị, văn hoá, xã hội thực hiện theo kế hoạch giáo dục chính trị ngoại khoá hàng năm.

– Học sinh có thể tự nguyện đăng ký tham gia các lớp tin học, ngoại ngữ, sinh hoạt Câu lạc bộ học sinh sinh viên ngoài giờ học chính khoá do nhà trường tổ chức.

4.4. Các chú ý khác:

– Thời gian khai giảng, bế giảng, sơ kết, tổng kết 01 tuần và lao động dự phòng là 3 tuần.

– Thời gian nghỉ hè, lễ tết cả khoá học là 20 tuần, trong đó bố trí ở năm thứ nhất là 8 tuần, năm thứ hai là 8 tuần, năm thứ 3 là 4 tuần.

– Học lý thuyết 1 giờ là 45 phút, học thực hành 1 giờ là 60 phút, 1 tuần học 5 ngày không quá 30 giờ lý thuyết hoặc 40 giờ thực hành./.