GIỚI THIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO

GIỚI THIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO

I. Cơ cấu tổ chức

Nhà giáo

 

STT Họ và tên Chức danh
1 Nguyễn Minh Tuấn Phó phụ trách Phòng
2 Đặng Thị Phương Thu  Nhà giáo
3 Đặng Thị Minh Nhâm Chuyên viên
4 Lỗ Thị Nguyện Chuyên viên
5 Nguyễn Thị Hương Chuyên viên
6 Trần Thị Thùy Giang Nhà giáo
7 Đoàn Anh Tuấn Phó trưởng phòng
8 Nguyễn Hoàng Phương Chuyên viên – Tổ trưởng tổ công đoàn
9 Nguyễn Văn Thiều Chuyên viên

 

 

II. Nhiệm vụ

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm và dài hạn của nhà trường; phân tích, đánh giá nhu cầu sử dụng nhân lực của ngành, địa phương để xác định ngành nghề và quy mô đào tạo phù hợp;
2. Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu dạy nghề; ít nhất 3 năm/lần tổ chức đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có các chương trình đào tạo đã ban hành;
3. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng trình độ cao đẳng và trung cấp, chứng chỉ sơ cấp; Làm sổ kết quả học tập và làm bảng tổng hợp kết quả học tập cho HSSV khi tốt nghiệp ra trường;
4. Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp;
5. Quản lý hoạt động kiểm tra trong quá trình hoạt động, thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học và công nhận tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu quy định tại quy chế và nội quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp;
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, Nhà giáo ;
7. Tạo nguồn đào tạo; tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác đối ngoại;
8. Thực hiện các công việc giáo vụ gồm: Lập các biểu bảng về công tác giáo vụ, dạy và học, thực hành, thực tập nghề; Theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất lượng các hoạt động đào tạo; Thống kê, làm báo cáo theo quy định của các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp của nhà nước, của cơ quan quản lý cấp trên và của Hiệu trưởng;
9. Điều hành việc sử dụng phòng học lý thuyết; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nề nếp dạy và học ở trường và ngoài thực tế sản xuất;
10. Thực hiện các thủ tục thành lập lớp và đề xuất phân công giáo viên chủ nhiệm; Thực hiện các thủ tục đối với HSSV tốt nghiệp, HSSV thôi học, phối hợp đôn đốc HSSV nộp tiền học phí và tiền nhà ở KTX đúng quy định;
11. Phối hợp với các khoa trên cơ sở kế hoạch đào tạo của khóa học để xây dựng kế hoạch kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun; Thông báo cho HSSV biết để thực hiện;
12. Tổ chức quản lý công tác thư viện và phòng đọc gồm:
– Tổ chức các phòng đọc, cho thuê mượn sách trong nhà trường. Thông tin tuyên truyền, giới thiệu tài liệu để thu hút CB GV NV và HSSV;
– In, mua các tài liệu môn học và các ấn phẩm thông tin khoa học thuộc lĩnh vực đào tạo của trường để bán cho HSSV làm tài liệu học tập và nghiên cứu;
– In, mua, thu thập bổ sung, xử lý nghiệp vụ thư viện, bảo quản thư viện và thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện;
– Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào thư viện, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện.
13. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, Nhà giáo , nhân viên thuộc phòng;
14. Phòng Đào tạo nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác đào tạo chính quy tại các Trung tâm;
15. Tham mưu Hiệu trưởng các hợp đồng đào tạo thuộc phạm vi phòng quản lý;
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Hiệu trưởng giao.

 

Tin Liên Quan